Khoa điện bách khoa Đà Nẵng
Khoa Điện là một trong 4 khoa đầu tiên được thành lập của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào năm 1975. Ban đầu, Khoa Điện chỉ có 10 thầy cô từ trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Mỏ – Địa chất, trường Cơ – Điện, trường Đại học Bách khoa TP.HCM và từ nước ngoài về.Năm 1988, Bộ môn Nhiệt kỹ thuật tách ra cùng với bộ môn Động lực hợp thành Khoa Năng lượng. Vào năm 1995, một nhóm chuyên môn trong Bộ môn Mạch – Điện tử tách ra kết hợp với tổ Tin học của Trường hình thành Khoa Điện tử – Công nghệ Thông tin.
Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, những thế hệ thầy và trò của Khoa Điện không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Khoa Điện đã vượt qua mọi khó khăn để xây dựng và phát triển, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ chính của Khoa Điện là đào tạo nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử, ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Ngày nay Khoa Điện đã trở thành một trung tâm mạnh về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong khu vực. Nhìn lại chặng đường 40 năm qua, Khoa Điện đã có những bước phát triển mạnh mẽ thể hiện ở các mặt sau:
Đội ngũ cán bộ giảng dạy
Lúc mới thành lập, Khoa Điện chỉ có 10 người. Đến nay đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa Điện đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác trong thời kỳ mới. Đội ngũ cán bộ của Khoa Điện hiện nay có 61 người, trong đó có 1 Giáo sư, 5 Phó giáo sư, 25 Tiến sỹ, 20 Thạc sỹ, 10 Kỹ sư và Cử nhân. Trong đó 8 cán bộ hiện đang làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Nhiều cán bộ của Khoa Điện được đào tạo bài bản từ các nước tiên tiến trên thế giới như Nga, Pháp, Đức, Ý, Úc, Hà Lan, Ukraina, Séc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Ban chủ nhiệm Khoa
Trưởng khoa: PGS. TS. Lê Tiến Dũng
– Email: ltdung@dut.udn.vn
– Điện thoại di động: 0912 48 3535
– Phụ trách trực tiếp các công tác sau:
+ Tổ chức cán bộ
+ Chính trị – Tư tưởng, Bảo vệ chính trị nội bộ
+ Công tác Đào tạo Đại học và Sau đại học
+ Kế hoạch – Tài chính của khoa
+ Công tác Thi đua – Khen thưởng
+ Công tác truyền thông
+ Tuyển sinh
+ Quy hoạch và Phát triển Khoa Điện
– Các công tác khác do Hiệu trưởng phân công.
Phó Trưởng khoa: PGS.TS. Lê Đình Dương
– Email: ldduong@dut.udn.vn
– Điện thoại di động: 0905 320 755
– Phụ trách trực tiếp các công tác sau:
+ Đảm bảo chất lượng và Kiểm định chất lượng giáo dục;
+ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
+ Hợp tác quốc tế
+ Nghiên cứu khoa học sinh viên
+ Hợp tác doanh nghiệp
– Các công tác khác do Trưởng khoa phân công.
Phó Trưởng khoa: TS. Võ Quang Sơn
– Email: vqson@dut.udn.vn
– Điện thoại di động: 0914 000 054
– Phụ trách trực tiếp các công tác sau:
+ Công tác sinh viên
+ Công tác Giảng viên chủ nhiệm và Cố vấn học tập
+ Thí nghiệm, Thực hành, Thực tập
+ Cơ sở vật chất trong toàn Khoa Điện
+ Trưởng trung tâm thí nghiệm Điện – Khoa Điện
– Các công tác khác do Trưởng khoa phân công.
Trưởng Bộ môn
– Trưởng Bộ môn Điện công nghiệp: TS. Võ Quang Sơn
+ Email: vqson@dut.udn.vn
+ Điện thoại di động: 0914 000 054
– Trưởng Bộ môn Hệ thống điện: TS. Trịnh Trung Hiếu
+ Email: tthieu@dut.udn.vn
+ Điện thoại di động: 0947 058 220
– Trưởng Bộ môn Tự động hóa: TS. Giáp Quang Huy
+ Email: gqhuy@dut.udn.vn
+ Điện thoại di động: 0905 272 423
– Phụ trách trực tiếp các công tác của Bộ môn như sau:
+ Phân công, báo giảng
+ Cơ sở vật chất
+ Quản lý tổ chức, nhân sự
+ Xây dựng chiến lược phát triển
+ Quản lý thực tập, thực hành thí nghiệm
Chủ tịch Công đoàn khoa: ThS. Nguyễn Văn Tấn
– Theo quy định/ điều lệ hoạt động của Công đoàn trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.
Bí thư Liên chi đoàn khoa: TS. Lê Hồng Lâm
– Theo điều lệ đoàn thanh niên, theo quy chế hoạt động của đoàn trường ĐHBK
– Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi bộ khoa Điện
Giáo vụ Khoa: TS. Nguyễn Hồng Việt Phương
– Email: nhvphuong@dut.udn.vn
– Điện thoại di động: 0917981779
– Phụ trách trực tiếp các công tác sau:
+ Hỗ trợ cho Trưởng khoa trong công tác đào tạo
+ Quản lý kế hoạch đào tạo của các chương trình đào tạo
+ Theo dõi, đốc thúc việc chấm điểm và nộp điểm thi của giảng viên đúng thời hạn
+ Quản lý điểm của sinh viên
+ Hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên về đào tạo
+ Xây dựng lịch thi, kế hoạch học tập cho sinh viên
Thư ký Khoa: ThS. Đỗ Thị Thu Thảo
– Email: thuthao@dut.udn.vn
– Điện thoại di động: 0934 974 343
– Phụ trách trực tiếp các công tác sau:
+ Soạn thảo văn bản, viết biên bản các cuộc họp
+ Quản lý nhận, chuyển công văn đến đi và lưu trữ công văn theo tiêu chuẩn ISO
+ Theo dõi kế hoạch của trường và thông báo kịp thời cho lãnh đạo khoa và các cán bộ, sinh viên có liên quan
+ Có trách nhiệm quản lý tài sản của văn phòng khoa và có kế hoạch đề nghị mua sắm văn phòng phẩm phục vụ văn phòng khoa
+ Giúp trưởng khoa quản lý tài chính của khoa
Phụ trách truyền thông: TS. Nguyễn Hồ Sĩ Hùng
– Email: nhshung@dut.udn.vn
– Điện thoại di động: 0978759332
– Phụ trách trực tiếp các công tác sau:
+ Vận hành các kênh truyền thông của khoa Điện: Website, Facebook,… Thường xuyên cập nhật thông tin, làm mới các giao diện, quảng bá các hoạt động của khoa Điện, quảng bá thông tin tuyển sinh của khoa Điện
+ Tư vấn cho trưởng khoa và triển khai các biện pháp để xây dựng và quảng bá hình ảnh của khoa Điện, đưa thông tin về khoa Điện lan rộng trong nước và quốc tế, nhằm tăng các cơ hội hợp tác, phát triển khoa Điện
+ Phụ trách thiết kế và in ấn các ấn phẩm của khoa Điện: Brochure giới thiệu khoa, poster, tờ rơi quảng bá tuyển sinh cho các chương trình đào tạo
+ Giúp Trưởng khoa xây dựng xây dựng và vận hành các kênh thông tin cho nội bộ cán bộ giảng viên trong khoa, các kênh thông tin từ khoa đến sinh viên, cựu sinh viên, doanh nghiệp,…
+ Thực hiện công tác truyền thông cho những hoạt động lớn của Khoa Điện như kỷ niệm 45 năm thành lập khoa
+ Xây dựng website cựu sinh viên Khoa Điện
Cơ sở vật chất
* PHÒNG THÍ NGHIỆM MÁY ĐIỆN
– Được đầu tư các trang thiết bị hiện đại của hãng LabVolt, có thể thực hiện được các bài thí nghiệm cơ sở kỹ thuật điện và máy điện cho sinh viên Khoa Điện.
– Giúp sinh viên học năm thứ hai kiểm chứng các kiến thức lý thuyết mạch điện như: các hiện tượng điện từ, các định luật, mạng 2 cửa, mạch điện 3 pha đã được học trên giảng đường.
– Giúp cho sinh viên năm 3 tiếp xúc thực tế tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của các máy điện, nắm vững các lý thuyết mà sinh viên đã học ở môn máy điện và thiết bị điện.
* PHÒNG THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT ĐIỆN
– Được trang bị 5 bàn thí nghiệm kỹ thuật điện với đầy đủ các thiết bị điện hạ áp.
– Hàng năm mở cửa phục vụ thí nghiệm điện cho khoảng 2.000 sinh viên của các khoa khác trong trường.
– Các sinh viên không chuyên về điện tiến hành thí nghiệm nắm vững các hiện tượng điện từ, các định luật, các kiến thức về lý thuyết đã được học ở môn kỹ thuật điện.
* PHÒNG THÍ NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỆN
Để đáp ứng yêu cầu về đào tạo, phòng Thí nghiệm Hệ thống điện đã được trang bị các bàn thí nghiệm mô phỏng hệ thống điện của hãng LabVolt (Canada). Đây là một trong những công cụ mạnh giúp cho sinh viên thí nghiệm môn mạng điện và các môn liên quan. Các bàn mô phỏng thí nghiệm về ổn định của hệ thống điện, phân bố công suất trong hệ thống điện và điều khiển máy điện bằng máy tính.
* PHÒNG THÍ NGHIỆM CAO ÁP
Phòng thí nghiệm Cao áp được trang bị các bàn thí nghiệm về phóng điện trong chất khí, trong dầu máy biến áp, đo điện trở cách điện của vật liệu điện,… đáp ứng được các yêu cầu thí nghiệm của các môn học cao áp, vật liệu điện, an toàn điện. Bên cạnh đó, phòng thí nghiệm Cao áp phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Điện – Điện tử trong việc sử dụng thiết bị thí nghiệm cao áp để thực hiện công tác thí nghiệm, kiểm định cho các thiết bị thực tế đang vận hành ở các nhà máy điện, trạm biến áp.
* PHÒNG THÍ NGHIỆM BẢO VỆ RELAY
Phòng thí nghiệm bảo vệ relay được trang bị các loại relay kỹ thuật số: relay khoảng cách, relay bảo vệ so lệch của máy biến áp, relay bảo vệ quá dòng,… Đây là một trong các phòng thí nghiệm được trang bị tương đối đồng bộ đáp ứng được yêu cầu thí nghiệm của môn học bảo vệ relay.
* XƯỞNG ĐIỆN
Xưởng điện hàng năm hướng dẫn thực tập công nhân cho khoảng 400 sinh viên, tổ chức đưa hơn 300 sinh viên đến các nhà máy, xí nghiệp trong địa bàn thành phố Đà Nẵng để thực tập nhận thức. Ngoài ra xưởng điện còn hướng dẫn thực tập nhận thức cho các sinh viên tại chức và sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ – Đại học Đà Nẵng.
Để hoàn thành các đợt thực tập nhận thức và thực tập công nhân, xưởng điện đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, nhà máy, xí nghiệp như:
- Tổng Công ty Điện lực Miền Trung.
- Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng.
- Công ty CP Cơ điện Miền Trung.
- Công ty Cosevco Đà Nẵng.
- Công ty Truyền tải điện 2 và các Truyền tải điện, Trạm biến áp trực thuộc.
* BÃI THỰC TẬP NGOÀI TRỜI
Bãi thực tập ngoài trời được Đại học Đà Nẵng đầu tư theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn I: Mạch nhất thứ đã hoàn chỉnh đưa vào thực tập từ năm 2003.
- Giai đoạn II: Xây dựng mạch nhị thứ hoàn chỉnh từ năm 2006.
Với mô hình này giúp cho sinh viên nhận thức, nghiên cứu làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp.
* PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG-TƠ VÀ GIẢI PHÁP ĐO XA
Phòng thí nghiệm này giúp cho sinh viên:
- Nghiên cứu cấu tạo, nắm rõ được nguyên lý cấu tạo cũng như nguyên tắc làm việc của công-tơ.
- Tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh, đánh giá chất lượng của từng loại công-tơ.
- Làm quen với các phương pháp đo, so sánh sự khác nhau giữa lý thuyết đã học và thực nghiệm.
* PHÒNG THÍ NGHIỆM TỰ ĐỘNG HÓA
Phòng thí nghiệm Tự động hoá trong những năm qua đã không ngừng được đầu tư, trang bị nhiều thiết bị thí nghiệm hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Phòng thí nghiệm Tự động hoá đảm nhận phục vụ thí nghiệm các môn học sau: Điều khiển logic, mạng SCADA công nghiệp, hệ thống điều khiển truyền động điện, truyền động điện tự động, điện tử công suất, vi xử lý, điều khiển số, kỹ thuật xung số, điện tử ứng dụng.
* PHÒNG THÍ NGHIỆM LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH
Phòng thí nghiệm Lưới điện thông minh được Trung tâm tiếp nhận và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Hiện nay, các bài thí nghiệm đang được các cán bộ trong khoa xây dựng. Nội dung các bài thí nghiệm như sau:
+ Đối với chuyên ngành Hệ thống điện: Có thể thực hiện được các bài thí nghiệm và các nghiên cứu về các lĩnh vực:
– Bảo vệ relay: Bảo vệ khoảng cách đường dây, bảo vệ so lệch MBA
– Hệ thống SCADA, DMS: thực hiện các chức năng giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu từ các điểm đo lường, đồng thời thực hiện các bài toán tính toán tối ưu về phân bố công suất; tính toán điểm mở tối ưu cho mạch vòng lưới phân phối; tính toán tìm điểm bù tối ưu công suất phản kháng.
+ Đối với chuyên ngành Tự động hóa: thực hiện các thí nghiệm và các nghiên cứu về Smart Home như bài toán về điều khiển từ xa, tính toán tự động điều chỉnh nhiệt độ trong tòa nhà,… theo chuẩn truyền thông X10.
+ Đối với lĩnh vực năng lượng mới: Thí nghiệm các bài về kết nối hệ thống năng lượng gió và mặt trời với lưới điện.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về khoa điện bách khoa Đà Nẵng mà Sinhviendanang.com cập nhật được. Hy vọng sẽ giúp ích đến các bạn.
Be the first to comment